Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
157979

KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM

Ngày 06/12/2023 00:00:00

KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM

KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM

Xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và đáp ứng nguyện vọng thiết tha, chính đáng của đông đảo CCB Việt Nam, ngày 06/12/1989, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

ccb.jpg
I. SỰ RA ĐỜI, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
1. Sự ra đời Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cả nước có trên 4 triệu cựu chiến binh (sau đây viết tắt là CCB), là những người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; được rèn luyện qua thử thách, gian khổ và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng; kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Có những đồng chí từng tham gia các đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh năm 1934 - 1931, tham gia Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, du kích Ba Tơ…; nhiều đồng chí tham gia chiến đấu từ những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp; số đông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Trước bối cảnh tình hình thế giới, trong nước hết sức khó khăn, với bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm đối với vận mệnh của Tổ quốc, CCB mong muốn được tập hợp thành một tổ chức thống nhất, hợp pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ở một số địa phương đã xuất hiện những Câu lạc bộ CCB, Ban liên lạc truyền thống, Ban liên lạc đồng đội, đồng ngũ... nhằm giúp đỡ nhau trong cuộc sống đời thường. Nhiều ban liên lạc, câu lạc bộ CCB đề nghị Đảng, Nhà nước cho phép thành lập tổ chức Hội CCB trong cả nước.
Xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và đáp ứng nguyện vọng thiết tha, chính đáng của đông đảo CCB Việt Nam,ngày 06/12/1989,Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Từ đó, ngày6/12hằng năm được lấy làm Ngày truyền thống của Hội. Sự ra đời của Hội Cựu chiến binh Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lực lượng CCB để tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước trong thời bình, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu. Hội Cựu chiến binh Việt Nam ra đời đã thu hút đông đảo các thế hệ CCB tham gia, tổ chức Hội nhanh chóng được hình thành và phát triển ở khắp mọi miền đất nước.
2. Quá trình xây dựng và hoạt động của Hội Cựu chiến binh Việt Nam qua các kỳ Đại hội
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một đoàn thể quần chúng cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động chính trị - xã hội trong khuôn khổ đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội; là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngay từ khi thành lập, Hội CCB Việt Nam nhanh chóng khẳng định được vai trò, vị trí của mình, từng bước xây dựng hệ thống tổ chức Hội vững mạnh; bảo đảm chính trị, tư tưởng, đội ngũ cán bộ, hội viên. Hệ thống tổ chức Hội đã được xây dựng hoàn chỉnh từ Trung ương đến cơ sở; đến nay 100% xã, phường có tổ chức Hội và xuống các thôn, ấp, bản, tổ dân phố đều có chi hội, phân hội hoặc có CCB làm nòng cốt trong công tác vận động quần chúng[1].
Trải qua 34 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tiến hành 6 lần Đại hội đại biểu toàn quốc.
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I(nhiệm kỳ 1992 – 1997): Họp từ ngày 19 - 20/11/1992 tại Hội trường Ba Đình, Hà Hội. Dự Đại hội có318đại biểu đại diện cho 700.000 hội viên cả nước. Đại hội suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Thượng tướng Trần Văn Quang được bầu làm Chủ tịch Hội. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ “Quántriệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, nắm vững những quan điểm cơ bản của Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa VI) cùng các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương (Khóa VII), Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước… để định hướng cho việc xây dựng, củng cố tổ chức và hoạt động của Hội”.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II(nhiệm kỳ 1997 – 2002): Họp từ ngày 17-18/12/1997, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 432 đại biểu đại diện cho 1.350.000 hội viên trong cả nước. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự; Thượng tướng Trần Văn Quang được bầu làm Chủ tịch Hội. Nghị quyết Đại hội đưa ra phương hướng trọng tâm: đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Nhiệm kỳ này, công tác CCB Việt Nam được đưa vào văn kiện chính thức Đại hội IX của Đảng và ra Nghị quyết chuyên đề số 09-NQ/TW, ngày 8/01/ 2002, về ‘Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCB Việt nam trong giai đoạn cách mạng mới”.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III(nhiệm kỳ 2002 – 2007): Họp từ ngày 26-28/12/2002, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Dự Đại hội có 417 đại biểu, đại diện cho 1,7 triệu hội viên trong cả nước. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự; Trung tướng Đặng Quân Thụy được bầu làm Chủ tịch Hội. Đại hội xác định nhiệm vụ “Tăng cường đoàn kết, vận động các thế hệ CCB thành một lực lượng cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Hội đã tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh CCB số 19/2005/L/CTN, ngày 18/10/2005; tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, ngày 12/12/2006 về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh CCB”.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV(nhiệm kỳ 2007 – 2012): Họp từ ngày 12-14/12/2007, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Dự Đại hội có 497 đại biểu, đại diện cho 2,2 triệu hội viên cả nước. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự; Trung tướng Trần Hanh được bầu làm Chủ tịch Hội. Chủ đề của Đại hội là “Đoàn kết vận động các thế hệ CCB phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”,“Trung thành, đoàn kết, gương mẫu, đổi mới”; phát huy tiềm năng đa dạng của CCB, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X”.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V(nhiệm kỳ 2012 – 2017): Họp từ ngày 18- 20/12/2012, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Dự Đại hội có 510 đại biểu, đại diện cho 2,7 triệu hội viên cả nước. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự; bầu Thượng tướng Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch Hội. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ “Tiếp tục vận động các thế hệ CCB đoàn kết, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đổi mới, nâng cao hơn nữa phương thức và hiệu quả hoạt động; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CCB, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(nhiệm kỳ 2017 – 2022): Họp từ ngày 13-15/12/2017, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Dự Đại hội có 516 đại biểu, đại diện cho gần 3 triệu hội viên cả nước. Đại hội bầu Thượng tướng Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch Hội; đề ra mục tiêu tổng quát “Tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; trung thành - đoàn kết - gương mẫu - đổi mới; xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ…”.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (nhiệm kỳ 2022-2027):Họp từ29-31/12-2022,tại Thủ đô Hà Nội,với sự tham dự của 510 đại biểu chính thức; đại diện cho hơn 3 triệu hội viên CCB cả nước.
Từ ngày thành lập đến Đại hội lần thứ VII, Hội CCB Việt Nam không ngừng phát triển. Riêng trong nhiệm kỳ (2017-2022) toàn Hội kết nạp 214.123 hội viên mới, trung bình mỗi năm kết nạp trên 61.000 hội viên, nâng số số hội viên CCB của toàn Hội đến nay là: 3.014.710, trong đó 2.430.607 hội viên là CCB; 584.103 hội viên là Cựu quân nhân (CQN), tăng 79.396 hội viên so với đầu nhiệm kỳ.
- Trong số 3.014.710 hội viên, Hà Nội là địa phương có số hội viên nhiều nhất 276.038 người;
- Thanh Hóa thứ 2, có 212.784 người;
- Nghệ An thứ 3, có 175.082 người;
- Phú Thọ thứ 4, có 116.578 người;
- Bắc Giang thứ 5, có: 115.427 người;
- Hải Dương thứ 6, có 113.814 người;
- Nam Định thứ 7, có 112.051 người;
- Thái Bình thứ 8, có 104.041 người;
- Hải Phòng thứ 9, có 80.070 người
- Hà Tĩnh, thứ 10 có 79.052 người.
- Thành phố Hồ Chí Minh có 66.818 người
- Trong số 3.014.710 hội viên, Hội viên là đảng viên: 856.119 đ/c chiếm 28,5%;
- Hội viên là cấp tướng: 656/923 đ/c chiếm 71,1% số hội viên là cấp tướng nghỉ hưu tham gia sinh hoạt Hội (tính đến cuối năm 2021);
- Riêng Hà Nội: 424/596 đồng chí cấp tướng tham gia sinh hoạt hội (71%); Thành phố Hồ Chí Minh có 47/103 đồng chí cấp tướng sinh hoạt Hội (46%);
- Hội viên tham gia kháng chiến chống Pháp: 62.898 đ/c;
- Hội viên tham gia kháng chiến chống Mỹ: 1.168.424 đ/c;
- Hội viên là nữ: 267.768 đ/c;
- Hội viên là dân tộc ít người: 413.591 đ/c;
- Hội viên hưởng chế độ hưu trí và bảo hiểm xã hội: 559.792 đ/c;
- Hội viên hưởng chế độ bệnh binh: 156.399 đ/c;
- Hội viên là Anh hùng LLVT, AHLĐ: 465 đ/c;
- Hội viên là thương binh: 267.943 đ/c;
- Hội viên là bệnh binh: 156.399 đ/c
- Hội viên bị nhiễm chất độc da cam 114.412 đ/c.
- Hội CCB Việt Nam có 110 tổ chức Hội cấp tỉnh, thành và Khối 487 (gồm 63 tỉnh, thành và 47 tổ chức Hội khối các cơ quan bộ, ban, ngành Trung ương);
- Toàn Hội có 797 tổ chức Hội cấp quận, huyện (gồm 702 quận, huyện; 95 tổ chức Hội khối 487);
- Toàn Hội có 13.625 tổ chức Hội cấp xã, phường: (trong đó có 10.599 Hội xã phường, thị trấn)
- Toàn Hội có 90.013 chi hội (trong đó 85.801 chi hội xã, phường, thị trấn, 4.212 chi hội thuộc khối 487).

- Đại hội vinh dự được đón các đồng chí:
1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCHTW Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương;
2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hóa XHCN Việt Nam;
3. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ;
4. Đồng chí Vương Đình Huệ,Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội;
5. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư;
6. Đồng chí Trương Thị Mai,Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương;
7. Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội Chính Trung ương;
8. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
9. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
10. Đống chí Nguyễn Văn Nên,Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh;
11. Đại tướng Phạm Văn Trà,nguyên Ủy viên BCT, nguyên Phó Bí thư Quân ủy TƯ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
12. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, nguyên Ủy viên BCT, nguyên Phó Bí thư Quân ủy TƯ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
13. Thượng tướng Phạm Thanh Ngân, nguyên Ủy viên BCT, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
14. Đồng chí Đỗ Văn Chiến,Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
15. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương;
- Các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo, các bộ, ban ngành Trung ương; Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, các tổng cục, các quân khu, quân chủng và thành phố Hà Nội;
-Các đồng chí nguyên lãnh đạo Trung ương Hội Cựu chiến binh qua các thởi kỳ.
- Dự Đại hội có Đoàn đại biểu Hiệp hội Cựu chiến binh Campuchia do Đại tướng Kun Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội CCB Campuchia và Tùy viên Quân sự Đại sứ quán Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam.
Chủ đề và nhiêm vụ của Đại hội:
1.Chủ đề Đại hội .
Phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống “Trung thành - Đoàn kết- Gương mẫu - Đổi mới”, xây dựng Hội Cựu chiến binh các cấp vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
2. Nhiệm vụ của Đại hội.
1. Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ (2017-2022) và quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị của Hội Cựu chiến binh Việt Nam nhiệm kỳ (2022-2027);
2. Xem xét bổ sung Điều lệ Hội Khóa VII
3. Bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VII.
II/ NHỮNG NÉT CHÍNH VẾ HỘI CCB THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hội cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh thành lập ngày 02 tháng 3 năm 1990, đến nay đã trải qua 7 kỳ đại hội.
Đại hội lần thứ nhấtHội CCB thành phố được tiến hành trong 2 ngày 28 – 29.4.1992, có 363 đại biểu, thay mặt cho hơn 10.711 hội viên về dự. Đại hội đã bầu đ/c Trần Văn Trà làm Chủ tịch, sau khi đ/c Trần Văn Trà từ trần, Trung ương Hội chuẩn y đồng chí Tô Ký làm Chủ tịch.
Đại hội lần thứ II:Tiến hành trong 2 ngày 12 – 13.6.1997, có 352 đại biểu, đại diện cho gần 31.500 hội viên toàn thành phố, Đại hội đã bầu đ/c Trung tướng Đỗ Quang Hưng làm Chủ tịch.
Đại hội lần III:Từ 8 – 9.7.2002, có 359 đại biểu, đại diện cho hơn 45.000 hội viên về dự. Trung tướng Đỗ Quang Hưng được bầu lại Chủ tịch.
Đại hội IV:Được tiến hành từ ngày 31.7 đến 1.8.2007, có 503 đại biểu, nhiều nhất so với 3 lần đại hội trước đại diện cho hơn 56.000 hội viên. Trung tướng Đỗ Quang Hưng được bầu lại Chủ tịch.
Đại hội lần thứ V:Ngày 26-27 tháng 9 năm 2012, Đại hội đại biểu Hội CCB TP.Hồ Chí Minh lần thứ V nhiệm kỳ (2012 – 2017). Tham dự đại hội có 350 đại biểu thay mặt cho 62.811 hội viên CCB toàn thành phố.Trung tướng Lê Thành Tâm tái đắc cử Chủ tịch.
-Đại hội lần thứ VI: Ngày 28-29/9, Hội Cựu chiến binh TP Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh Thành phố lần thứ VI (nhiệm kỳ 2017-2022), với sự tham dự của 294 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 67.000 cán bộ, hội viên các thế hệ cựu chiến binh TP HCM. Thiếu tướng Nguyễn Văn Chương tái đắc cử Chủ tịch
-Đại hội lần thứ VII:Ngày 23 tháng 9 năm 2012, Đại hội đại biểu Hội CCB TP.Hồ Chí Minh lần thứ V nhiệm kỳ (2022 – 2027). Tham dự đại hội có 350 đại biểu thay mặt cho 62.811 hội viên CCB toàn thành phố.Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng tái đắc cử Chủ tịch.
III/ Hội Cựu chiến binh quận Tân Bình
Thành lập ngày 09/3/1990, đến nay đã trải qua 8 kỳ đại hội.
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, Hội CCB quận Tân Bình đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba. Từ năm 2014 đến nay, Hội CCB quận Tân Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đứng đầu Cụm thi đua 1; được Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc 9 năm liên tục.
IV/ NHỮNG TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
Qua 34 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ CCB Việt Nam tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, khẳng định vị thế của một tổ chức chính trị - xã hội, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và niềm tin yêu của nhân dân; xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Hội: TRUNG THÀNH – ĐOÀN KẾT – GƯƠNG MẪU – ĐỔI MỚI.
- Trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ XHCN và Nhân dân đã được hàng triệu CCB tôi luyện, thử thách, khẳng định trong chiến tranh cách mạng, truyền thống đó lại càng được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
- Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc, của Đảng và Quân đội ta đã được Hội Cựu chiến binh Việt Nam kế thừa và phát huy. Đường lối, chủ trương, nguyên tắc của Đảng, lợi ích của nhân dân và chức năng, nhiệm vụ của Hội là cơ sở để đoàn kết, thống nhất trong xây dựng và hoạt động. Hội không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết gắn bó trong nội bộ, đoàn kết với nhân dân, đoàn kết quốc tế.
- Gương mẫu là phẩm chất tốt đẹp của người CCB Việt Nam, thể hiện qua năng lực, phẩm chất, đạo đức, lối sống đối với Nhân dân và trong tổ chức, cơ quan, đơn vị mình sống và làm việc; nói đi đôi với làm là phương châm hành động của hàng triệu CCB; nhiều CCB là những tấm gương sáng, mẫu mực, uy tín được nhân dân tin tưởng, làm theo và yêu mến.
- Đổi mới với phương châm “Cựu mà không cũ, cựu mà mới”, các cấp hội, hội viên CCB đã quán triệt, thấm nhuần và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; nhất là đổi mới về tư duy, lý luận, tác phong, phương pháp chỉ đạo và hoạt động thực tiễn. Nhiều tổ chức hội, hội viên đã nỗ lực, nghiên cứu, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới.
V/ NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT QUA 34 NĂM
1.Vận động CCB giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, bảo vệ Nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2.Tổ chức, động viên CCB nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống, phấn đấu giảm nghèo bền vững, làm giàu hợp pháp; tham gia tích cực và có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.
3.Phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và các ban ngành, đoàn thể; tham gia tích cực, có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào của đất nước, địa phương.
4.Vận động quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” tham gia tổ chức Câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở.
5.Tham gia thực hiện tốt chế độ, chính sách; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên và CCB. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho hội viên và CCB.
6.Tích cực tham gia giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.
7.Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
8.Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
Qua 34 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Cựu chiến binh Việt Nam vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2012), hai Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2002, 2009), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2017), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2005) vì đã có công lao to lớn và có nhiều thành tích xuất sắc trong công cuộc đổi mới của đất nước; đặc biệt Hội được nước CHDCND Lào tặng Huân chương Ítxala (Tự do) hạng Nhất; Hội đã có hàng trăm tập thể cá nhân của Hội được tặng thưởng Huân chương Lao động các hạng, trong đó có 21 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và hàng trăm tập thể, cá nhân đã được Thủ tướng Chính phủ; các ban, bộ, ngành, chính quyền các cấp khen thưởng và tặng nhiều danh hiệu cao quý khác.
34 năm xây dựng và phát triển, đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Hội Cựu chiến binh Việt Nam ngày càng phát triển và không ngừng đổi mới nội dung, phương thức, hoạt động. Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, các thế hệ CCB Việt Nam tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, “TRUNG THÀNH – ĐOÀN KẾT – GƯƠNG MẪU – ĐỔI MỚI”, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII đề ra; xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ và vị thế của một tổ chức chính trị - xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và tín nhiệm của nhân dân.
Kỷ niệm 34 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam là dịp để cán bộ, đảng viên, CCB và nhân dân cả nước ôn lại, phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” của các thế hệ CCB Việt Nam; ra sức thi đua, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng; quyết tâm thực hiện thắng lợi, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM

Đăng lúc: 06/12/2023 00:00:00 (GMT+7)

KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM

KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM

Xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và đáp ứng nguyện vọng thiết tha, chính đáng của đông đảo CCB Việt Nam, ngày 06/12/1989, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

ccb.jpg
I. SỰ RA ĐỜI, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
1. Sự ra đời Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cả nước có trên 4 triệu cựu chiến binh (sau đây viết tắt là CCB), là những người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; được rèn luyện qua thử thách, gian khổ và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng; kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Có những đồng chí từng tham gia các đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh năm 1934 - 1931, tham gia Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, du kích Ba Tơ…; nhiều đồng chí tham gia chiến đấu từ những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp; số đông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Trước bối cảnh tình hình thế giới, trong nước hết sức khó khăn, với bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm đối với vận mệnh của Tổ quốc, CCB mong muốn được tập hợp thành một tổ chức thống nhất, hợp pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ở một số địa phương đã xuất hiện những Câu lạc bộ CCB, Ban liên lạc truyền thống, Ban liên lạc đồng đội, đồng ngũ... nhằm giúp đỡ nhau trong cuộc sống đời thường. Nhiều ban liên lạc, câu lạc bộ CCB đề nghị Đảng, Nhà nước cho phép thành lập tổ chức Hội CCB trong cả nước.
Xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và đáp ứng nguyện vọng thiết tha, chính đáng của đông đảo CCB Việt Nam,ngày 06/12/1989,Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Từ đó, ngày6/12hằng năm được lấy làm Ngày truyền thống của Hội. Sự ra đời của Hội Cựu chiến binh Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lực lượng CCB để tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước trong thời bình, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu. Hội Cựu chiến binh Việt Nam ra đời đã thu hút đông đảo các thế hệ CCB tham gia, tổ chức Hội nhanh chóng được hình thành và phát triển ở khắp mọi miền đất nước.
2. Quá trình xây dựng và hoạt động của Hội Cựu chiến binh Việt Nam qua các kỳ Đại hội
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một đoàn thể quần chúng cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động chính trị - xã hội trong khuôn khổ đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội; là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngay từ khi thành lập, Hội CCB Việt Nam nhanh chóng khẳng định được vai trò, vị trí của mình, từng bước xây dựng hệ thống tổ chức Hội vững mạnh; bảo đảm chính trị, tư tưởng, đội ngũ cán bộ, hội viên. Hệ thống tổ chức Hội đã được xây dựng hoàn chỉnh từ Trung ương đến cơ sở; đến nay 100% xã, phường có tổ chức Hội và xuống các thôn, ấp, bản, tổ dân phố đều có chi hội, phân hội hoặc có CCB làm nòng cốt trong công tác vận động quần chúng[1].
Trải qua 34 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tiến hành 6 lần Đại hội đại biểu toàn quốc.
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I(nhiệm kỳ 1992 – 1997): Họp từ ngày 19 - 20/11/1992 tại Hội trường Ba Đình, Hà Hội. Dự Đại hội có318đại biểu đại diện cho 700.000 hội viên cả nước. Đại hội suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Thượng tướng Trần Văn Quang được bầu làm Chủ tịch Hội. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ “Quántriệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, nắm vững những quan điểm cơ bản của Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa VI) cùng các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương (Khóa VII), Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước… để định hướng cho việc xây dựng, củng cố tổ chức và hoạt động của Hội”.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II(nhiệm kỳ 1997 – 2002): Họp từ ngày 17-18/12/1997, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 432 đại biểu đại diện cho 1.350.000 hội viên trong cả nước. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự; Thượng tướng Trần Văn Quang được bầu làm Chủ tịch Hội. Nghị quyết Đại hội đưa ra phương hướng trọng tâm: đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Nhiệm kỳ này, công tác CCB Việt Nam được đưa vào văn kiện chính thức Đại hội IX của Đảng và ra Nghị quyết chuyên đề số 09-NQ/TW, ngày 8/01/ 2002, về ‘Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCB Việt nam trong giai đoạn cách mạng mới”.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III(nhiệm kỳ 2002 – 2007): Họp từ ngày 26-28/12/2002, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Dự Đại hội có 417 đại biểu, đại diện cho 1,7 triệu hội viên trong cả nước. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự; Trung tướng Đặng Quân Thụy được bầu làm Chủ tịch Hội. Đại hội xác định nhiệm vụ “Tăng cường đoàn kết, vận động các thế hệ CCB thành một lực lượng cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Hội đã tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh CCB số 19/2005/L/CTN, ngày 18/10/2005; tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, ngày 12/12/2006 về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh CCB”.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV(nhiệm kỳ 2007 – 2012): Họp từ ngày 12-14/12/2007, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Dự Đại hội có 497 đại biểu, đại diện cho 2,2 triệu hội viên cả nước. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự; Trung tướng Trần Hanh được bầu làm Chủ tịch Hội. Chủ đề của Đại hội là “Đoàn kết vận động các thế hệ CCB phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”,“Trung thành, đoàn kết, gương mẫu, đổi mới”; phát huy tiềm năng đa dạng của CCB, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X”.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V(nhiệm kỳ 2012 – 2017): Họp từ ngày 18- 20/12/2012, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Dự Đại hội có 510 đại biểu, đại diện cho 2,7 triệu hội viên cả nước. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự; bầu Thượng tướng Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch Hội. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ “Tiếp tục vận động các thế hệ CCB đoàn kết, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đổi mới, nâng cao hơn nữa phương thức và hiệu quả hoạt động; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CCB, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(nhiệm kỳ 2017 – 2022): Họp từ ngày 13-15/12/2017, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Dự Đại hội có 516 đại biểu, đại diện cho gần 3 triệu hội viên cả nước. Đại hội bầu Thượng tướng Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch Hội; đề ra mục tiêu tổng quát “Tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; trung thành - đoàn kết - gương mẫu - đổi mới; xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ…”.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (nhiệm kỳ 2022-2027):Họp từ29-31/12-2022,tại Thủ đô Hà Nội,với sự tham dự của 510 đại biểu chính thức; đại diện cho hơn 3 triệu hội viên CCB cả nước.
Từ ngày thành lập đến Đại hội lần thứ VII, Hội CCB Việt Nam không ngừng phát triển. Riêng trong nhiệm kỳ (2017-2022) toàn Hội kết nạp 214.123 hội viên mới, trung bình mỗi năm kết nạp trên 61.000 hội viên, nâng số số hội viên CCB của toàn Hội đến nay là: 3.014.710, trong đó 2.430.607 hội viên là CCB; 584.103 hội viên là Cựu quân nhân (CQN), tăng 79.396 hội viên so với đầu nhiệm kỳ.
- Trong số 3.014.710 hội viên, Hà Nội là địa phương có số hội viên nhiều nhất 276.038 người;
- Thanh Hóa thứ 2, có 212.784 người;
- Nghệ An thứ 3, có 175.082 người;
- Phú Thọ thứ 4, có 116.578 người;
- Bắc Giang thứ 5, có: 115.427 người;
- Hải Dương thứ 6, có 113.814 người;
- Nam Định thứ 7, có 112.051 người;
- Thái Bình thứ 8, có 104.041 người;
- Hải Phòng thứ 9, có 80.070 người
- Hà Tĩnh, thứ 10 có 79.052 người.
- Thành phố Hồ Chí Minh có 66.818 người
- Trong số 3.014.710 hội viên, Hội viên là đảng viên: 856.119 đ/c chiếm 28,5%;
- Hội viên là cấp tướng: 656/923 đ/c chiếm 71,1% số hội viên là cấp tướng nghỉ hưu tham gia sinh hoạt Hội (tính đến cuối năm 2021);
- Riêng Hà Nội: 424/596 đồng chí cấp tướng tham gia sinh hoạt hội (71%); Thành phố Hồ Chí Minh có 47/103 đồng chí cấp tướng sinh hoạt Hội (46%);
- Hội viên tham gia kháng chiến chống Pháp: 62.898 đ/c;
- Hội viên tham gia kháng chiến chống Mỹ: 1.168.424 đ/c;
- Hội viên là nữ: 267.768 đ/c;
- Hội viên là dân tộc ít người: 413.591 đ/c;
- Hội viên hưởng chế độ hưu trí và bảo hiểm xã hội: 559.792 đ/c;
- Hội viên hưởng chế độ bệnh binh: 156.399 đ/c;
- Hội viên là Anh hùng LLVT, AHLĐ: 465 đ/c;
- Hội viên là thương binh: 267.943 đ/c;
- Hội viên là bệnh binh: 156.399 đ/c
- Hội viên bị nhiễm chất độc da cam 114.412 đ/c.
- Hội CCB Việt Nam có 110 tổ chức Hội cấp tỉnh, thành và Khối 487 (gồm 63 tỉnh, thành và 47 tổ chức Hội khối các cơ quan bộ, ban, ngành Trung ương);
- Toàn Hội có 797 tổ chức Hội cấp quận, huyện (gồm 702 quận, huyện; 95 tổ chức Hội khối 487);
- Toàn Hội có 13.625 tổ chức Hội cấp xã, phường: (trong đó có 10.599 Hội xã phường, thị trấn)
- Toàn Hội có 90.013 chi hội (trong đó 85.801 chi hội xã, phường, thị trấn, 4.212 chi hội thuộc khối 487).

- Đại hội vinh dự được đón các đồng chí:
1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCHTW Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương;
2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hóa XHCN Việt Nam;
3. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ;
4. Đồng chí Vương Đình Huệ,Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội;
5. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư;
6. Đồng chí Trương Thị Mai,Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương;
7. Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội Chính Trung ương;
8. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
9. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
10. Đống chí Nguyễn Văn Nên,Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh;
11. Đại tướng Phạm Văn Trà,nguyên Ủy viên BCT, nguyên Phó Bí thư Quân ủy TƯ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
12. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, nguyên Ủy viên BCT, nguyên Phó Bí thư Quân ủy TƯ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
13. Thượng tướng Phạm Thanh Ngân, nguyên Ủy viên BCT, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
14. Đồng chí Đỗ Văn Chiến,Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
15. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương;
- Các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo, các bộ, ban ngành Trung ương; Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, các tổng cục, các quân khu, quân chủng và thành phố Hà Nội;
-Các đồng chí nguyên lãnh đạo Trung ương Hội Cựu chiến binh qua các thởi kỳ.
- Dự Đại hội có Đoàn đại biểu Hiệp hội Cựu chiến binh Campuchia do Đại tướng Kun Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội CCB Campuchia và Tùy viên Quân sự Đại sứ quán Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam.
Chủ đề và nhiêm vụ của Đại hội:
1.Chủ đề Đại hội .
Phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống “Trung thành - Đoàn kết- Gương mẫu - Đổi mới”, xây dựng Hội Cựu chiến binh các cấp vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
2. Nhiệm vụ của Đại hội.
1. Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ (2017-2022) và quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị của Hội Cựu chiến binh Việt Nam nhiệm kỳ (2022-2027);
2. Xem xét bổ sung Điều lệ Hội Khóa VII
3. Bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VII.
II/ NHỮNG NÉT CHÍNH VẾ HỘI CCB THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hội cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh thành lập ngày 02 tháng 3 năm 1990, đến nay đã trải qua 7 kỳ đại hội.
Đại hội lần thứ nhấtHội CCB thành phố được tiến hành trong 2 ngày 28 – 29.4.1992, có 363 đại biểu, thay mặt cho hơn 10.711 hội viên về dự. Đại hội đã bầu đ/c Trần Văn Trà làm Chủ tịch, sau khi đ/c Trần Văn Trà từ trần, Trung ương Hội chuẩn y đồng chí Tô Ký làm Chủ tịch.
Đại hội lần thứ II:Tiến hành trong 2 ngày 12 – 13.6.1997, có 352 đại biểu, đại diện cho gần 31.500 hội viên toàn thành phố, Đại hội đã bầu đ/c Trung tướng Đỗ Quang Hưng làm Chủ tịch.
Đại hội lần III:Từ 8 – 9.7.2002, có 359 đại biểu, đại diện cho hơn 45.000 hội viên về dự. Trung tướng Đỗ Quang Hưng được bầu lại Chủ tịch.
Đại hội IV:Được tiến hành từ ngày 31.7 đến 1.8.2007, có 503 đại biểu, nhiều nhất so với 3 lần đại hội trước đại diện cho hơn 56.000 hội viên. Trung tướng Đỗ Quang Hưng được bầu lại Chủ tịch.
Đại hội lần thứ V:Ngày 26-27 tháng 9 năm 2012, Đại hội đại biểu Hội CCB TP.Hồ Chí Minh lần thứ V nhiệm kỳ (2012 – 2017). Tham dự đại hội có 350 đại biểu thay mặt cho 62.811 hội viên CCB toàn thành phố.Trung tướng Lê Thành Tâm tái đắc cử Chủ tịch.
-Đại hội lần thứ VI: Ngày 28-29/9, Hội Cựu chiến binh TP Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh Thành phố lần thứ VI (nhiệm kỳ 2017-2022), với sự tham dự của 294 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 67.000 cán bộ, hội viên các thế hệ cựu chiến binh TP HCM. Thiếu tướng Nguyễn Văn Chương tái đắc cử Chủ tịch
-Đại hội lần thứ VII:Ngày 23 tháng 9 năm 2012, Đại hội đại biểu Hội CCB TP.Hồ Chí Minh lần thứ V nhiệm kỳ (2022 – 2027). Tham dự đại hội có 350 đại biểu thay mặt cho 62.811 hội viên CCB toàn thành phố.Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng tái đắc cử Chủ tịch.
III/ Hội Cựu chiến binh quận Tân Bình
Thành lập ngày 09/3/1990, đến nay đã trải qua 8 kỳ đại hội.
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, Hội CCB quận Tân Bình đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba. Từ năm 2014 đến nay, Hội CCB quận Tân Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đứng đầu Cụm thi đua 1; được Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc 9 năm liên tục.
IV/ NHỮNG TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
Qua 34 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ CCB Việt Nam tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, khẳng định vị thế của một tổ chức chính trị - xã hội, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và niềm tin yêu của nhân dân; xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Hội: TRUNG THÀNH – ĐOÀN KẾT – GƯƠNG MẪU – ĐỔI MỚI.
- Trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ XHCN và Nhân dân đã được hàng triệu CCB tôi luyện, thử thách, khẳng định trong chiến tranh cách mạng, truyền thống đó lại càng được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
- Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc, của Đảng và Quân đội ta đã được Hội Cựu chiến binh Việt Nam kế thừa và phát huy. Đường lối, chủ trương, nguyên tắc của Đảng, lợi ích của nhân dân và chức năng, nhiệm vụ của Hội là cơ sở để đoàn kết, thống nhất trong xây dựng và hoạt động. Hội không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết gắn bó trong nội bộ, đoàn kết với nhân dân, đoàn kết quốc tế.
- Gương mẫu là phẩm chất tốt đẹp của người CCB Việt Nam, thể hiện qua năng lực, phẩm chất, đạo đức, lối sống đối với Nhân dân và trong tổ chức, cơ quan, đơn vị mình sống và làm việc; nói đi đôi với làm là phương châm hành động của hàng triệu CCB; nhiều CCB là những tấm gương sáng, mẫu mực, uy tín được nhân dân tin tưởng, làm theo và yêu mến.
- Đổi mới với phương châm “Cựu mà không cũ, cựu mà mới”, các cấp hội, hội viên CCB đã quán triệt, thấm nhuần và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; nhất là đổi mới về tư duy, lý luận, tác phong, phương pháp chỉ đạo và hoạt động thực tiễn. Nhiều tổ chức hội, hội viên đã nỗ lực, nghiên cứu, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới.
V/ NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT QUA 34 NĂM
1.Vận động CCB giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, bảo vệ Nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2.Tổ chức, động viên CCB nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống, phấn đấu giảm nghèo bền vững, làm giàu hợp pháp; tham gia tích cực và có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.
3.Phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và các ban ngành, đoàn thể; tham gia tích cực, có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào của đất nước, địa phương.
4.Vận động quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” tham gia tổ chức Câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở.
5.Tham gia thực hiện tốt chế độ, chính sách; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên và CCB. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho hội viên và CCB.
6.Tích cực tham gia giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.
7.Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
8.Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
Qua 34 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Cựu chiến binh Việt Nam vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2012), hai Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2002, 2009), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2017), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2005) vì đã có công lao to lớn và có nhiều thành tích xuất sắc trong công cuộc đổi mới của đất nước; đặc biệt Hội được nước CHDCND Lào tặng Huân chương Ítxala (Tự do) hạng Nhất; Hội đã có hàng trăm tập thể cá nhân của Hội được tặng thưởng Huân chương Lao động các hạng, trong đó có 21 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và hàng trăm tập thể, cá nhân đã được Thủ tướng Chính phủ; các ban, bộ, ngành, chính quyền các cấp khen thưởng và tặng nhiều danh hiệu cao quý khác.
34 năm xây dựng và phát triển, đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Hội Cựu chiến binh Việt Nam ngày càng phát triển và không ngừng đổi mới nội dung, phương thức, hoạt động. Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, các thế hệ CCB Việt Nam tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, “TRUNG THÀNH – ĐOÀN KẾT – GƯƠNG MẪU – ĐỔI MỚI”, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII đề ra; xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ và vị thế của một tổ chức chính trị - xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và tín nhiệm của nhân dân.
Kỷ niệm 34 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam là dịp để cán bộ, đảng viên, CCB và nhân dân cả nước ôn lại, phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” của các thế hệ CCB Việt Nam; ra sức thi đua, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng; quyết tâm thực hiện thắng lợi, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)