Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
157979

Truyền thuyết Suối cá Thôn Dùng

Ngày 07/02/2018 16:16:41

Truyền thuyết suối cá thôn Dùng- xã Cẩm Liên

GIỚI THIỆU MÓ CÁ THÔN DÙNG- XÃ CẨM LIÊN- HUYỆN CẨM THỦY

Cẩm Liên, là xã vùng cao huyện Cẩm Thủy, cách trung tâm huyện 18 km về phái Tây, xã có tổng diện tích tự nhiê 2.307,97ha, trong đó đất nôn nghiệp là 2.096,05 ha, đất phi nông nghiệp 2011,18ha, đất chưa sử dụng 10,74 ha, số diện tích còn lại là đất thổ canh, thổ cư. Tính đến tháng 11 năm 2017 xã có tổng số hộ là 1.046 hộ, 4.350 nhân khẩu, có 4 dân tộc sinh sống đó là dân tộc Mường chiếm 72,50%, dân tộc kinh chiế 18,50 %, dân tộc Dao chiếm 8,80%, dân tộc khác chiếm 0,20%, dân số được hình thành ở 7 thôn.

Là xã có bề dày truyền thống văn hóa dân tộc, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của các cấp Ủy đảng, chính quyền, sự hưởng ứng của nhân dân, các hoạt động bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa được quan tâm và lưu giữ như: Hát xường, hát ru, đàn nhị, đàn bầu, sáo trúc, cồng chiêng, múa bát, múa rùa, cấp sắc, chèo ma, làm vía lúa, lễ khai hạ...Đây là tiền đề cho du lịch gắn với văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Cẩm Liên được thiên nhiên ban tặng cho Mó cá tự nhiên tại Thôn Dùng, cách trục đường 217 hơn 04 km, Mó cá có diện tích hơn 500m2 , nguồn nước từ hang núi đá chảy quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn cá phát tiển lên đến hàng trăm con, có con nặng 3-4 kg, phía cuối là vùng đất phì nhiêu với những đồng lúa, bãi ngô xanh tốt. Xung quanh Mó cá được bao bọc bởi rừng tự nhiên và hệ thống hang động kỳ thú, là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách yêu thích phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, Mó cá còn là địa điểm gắn với khi du lịch suối cá Cẩm Lương ( cách 6 km) và hồ đập Duồng Cốc, hồ đập Duồng Cốc cách Mó cá 3 km về phía Tây, có diện tích 70 ha, ở giữ hồ có 2 đảo lớn, xung quanh hồ được bao bọc bởi rừng tự nhiên, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước tưới tiêu và điều hòa sinh thái cho một vùng rộng lớn của Bá Thước và Cẩm Thủy và một địa điểm có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái.

Về truyền thuyết Mó cá được các cụ cao niên trong làng kể lại như sau:

Ngày xưa, tại làng Đóng có một gia đình nhà quan, tên là Quan Đóng, thuộc thôn Dùng ngày nay. Chuyện kể lại rằng hai vợ chồng ông Quan Đóng sinh được duy nhất một cô con gái rất xinh đẹp đặt tên là Cầm Cung, vì là con một nên vợ chồng quan rất yêu chiều và thương con, không cho con đi đâu, chỉ ở nhà chuyên dệt vải. Bỗng một hôm trời mưa to gió lớn, nàng Cầm Cung đang dệt vải thì thoi rơi xuống đất, khi nàng Cầm Cung từ trên nhà sàn xuống nhặt thì có con gà trắng gần đó chạy đến công thoi đi, nàng đuổi theo để lấy lại thoi nhưng đuổi mãi vẫn không được, khi nàng dừng lại thì gà trắng cũng dừng lại và đặt thoi xuống, tuy rất mệt nhưng nàng thấy tiếc nên tiếp tục đuổi theo, thấy vậy gà trắng công thoi chạy đến Mó Đóng và làm rơi thoi xuống nước, nàng Cầm Cung cảm thấy vừa mệt vừa bực tức nên không xuống nhặt nữa, nàng xuống mó nước rửa chân để trở về nhà, bỗng nhiên nước từ hang sâu dâng lên cuồn cuộn, cuốn mất nàng theo dòng nước. Vợ chồng quan đi làm về tìm con khắp nơi mà không thấy, hai vợ chồng rất buồn phiền.

Một ngày nọ, hai vợ chồng ông quan thức dậy vào sáng sớm, bỗng thấy trong nhà có đồ lễ, nhìn xuống dưới sân thì thấy cá và ba ba ở đâu kéo đến chật kín cả gầm nhà sàn, nhìn lên xà nhà thì có nhiều rồng, rắn cuốn xung quanh các cột, xà nhà. Nhìn thấy cảnh tượng và lễ vật ông bà quan hiểu con gái mình đã được vua Thủy Tề rước về làm vợ. Để trả công ơn dưỡng dục, cứ đến mùa vụ vua Thủy Tề và nàng Cầm Cung lại sai lũ ba ba lên bò nát ruộng cho ông bà cày cấy.

Dù vậy, nhưng ngày ngày ông bà vẫn không nguôi nhớ con, hàng ngày ra Mó Đóng khấn vái, con gái liền hiện lên trước cửa hang, thả mái tóc dài ẩn hiện rồi biến mất. Ông bà đau buồn khóc ròng vì nhớ thương con. Một hôm nọ, ông bà lại ra mó khấn vái, chưa kịp thấy con gái hiện lên thì nước dâng lên cuồn cuộn rồi cuốn trôi cả ông bà Quan Đóng.

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, ở vị trí cũ của nhà ông quan đóng, có nhà ông Ậu Lý đến sinh sống, nhà ông Ậu khá đông con, nhưng người con gái thứ hai thường xuyên ốm đau, thuốc men lâu ngày không khỏi, có ông thầy bói phán vía cô hai nhà ông bị bên âm bắt, ông Ậu liền lập bàn thờ để cúng ngay ở Mó Đóng, khi lập bàn thờ cúng thì cô hai nhà ông Ậu khỏi bệnh, từ đó gia đình ông Ậu Lý luôn duy trì việc thờ cúng bàn thờ được lập tại Mó Đóng. Hàng năm đến mùa lụt lội nước dâng lên cao cuốn đàn cá trong Mó trôi đi xa, con nào khỏe mạnh khi nước rút sẽ quay trở về, con nào yếu thì chết dọc cánh đồng nơi dòng nước xiết chảy qua, thấy vậy nhưng không ai dám bắt về ăn, mỗi lần có cá chết ông Ậu đều sai người mang những con cá về bọc vào vải để đem đi chôn cất. Từ đó đàn cá ở Mó Đóng vẫn tồn tại đến ngày nay.

DSC_0091.JPG

Ông Xứng, người dân địa phương giới thiệu về đàn cá thần trước mặt.

Ban ngày, đàn cá từ theo dòng nước bơi ra đùa giỡn ở nơi suối Đóng, ban đêm, chúng lại bơi vào tổ trú ngụ. Ông Xứng (66 tuổi, người dân địa phương kể), suối cá Cẩm Liên đã tồn tại hàng trăm năm nay. Loài cá này được người dân Mường gọi là “cá phốc” có hình thù mình tựa cá trắm, căng tròn ở phần giữa thân, vẩy như vẩy cá chép, lưng hơi sẫm, môi có màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ.

Lê Ly

Truyền thuyết Suối cá Thôn Dùng

Đăng lúc: 07/02/2018 16:16:41 (GMT+7)

Truyền thuyết suối cá thôn Dùng- xã Cẩm Liên

GIỚI THIỆU MÓ CÁ THÔN DÙNG- XÃ CẨM LIÊN- HUYỆN CẨM THỦY

Cẩm Liên, là xã vùng cao huyện Cẩm Thủy, cách trung tâm huyện 18 km về phái Tây, xã có tổng diện tích tự nhiê 2.307,97ha, trong đó đất nôn nghiệp là 2.096,05 ha, đất phi nông nghiệp 2011,18ha, đất chưa sử dụng 10,74 ha, số diện tích còn lại là đất thổ canh, thổ cư. Tính đến tháng 11 năm 2017 xã có tổng số hộ là 1.046 hộ, 4.350 nhân khẩu, có 4 dân tộc sinh sống đó là dân tộc Mường chiếm 72,50%, dân tộc kinh chiế 18,50 %, dân tộc Dao chiếm 8,80%, dân tộc khác chiếm 0,20%, dân số được hình thành ở 7 thôn.

Là xã có bề dày truyền thống văn hóa dân tộc, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của các cấp Ủy đảng, chính quyền, sự hưởng ứng của nhân dân, các hoạt động bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa được quan tâm và lưu giữ như: Hát xường, hát ru, đàn nhị, đàn bầu, sáo trúc, cồng chiêng, múa bát, múa rùa, cấp sắc, chèo ma, làm vía lúa, lễ khai hạ...Đây là tiền đề cho du lịch gắn với văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Cẩm Liên được thiên nhiên ban tặng cho Mó cá tự nhiên tại Thôn Dùng, cách trục đường 217 hơn 04 km, Mó cá có diện tích hơn 500m2 , nguồn nước từ hang núi đá chảy quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn cá phát tiển lên đến hàng trăm con, có con nặng 3-4 kg, phía cuối là vùng đất phì nhiêu với những đồng lúa, bãi ngô xanh tốt. Xung quanh Mó cá được bao bọc bởi rừng tự nhiên và hệ thống hang động kỳ thú, là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách yêu thích phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, Mó cá còn là địa điểm gắn với khi du lịch suối cá Cẩm Lương ( cách 6 km) và hồ đập Duồng Cốc, hồ đập Duồng Cốc cách Mó cá 3 km về phía Tây, có diện tích 70 ha, ở giữ hồ có 2 đảo lớn, xung quanh hồ được bao bọc bởi rừng tự nhiên, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước tưới tiêu và điều hòa sinh thái cho một vùng rộng lớn của Bá Thước và Cẩm Thủy và một địa điểm có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái.

Về truyền thuyết Mó cá được các cụ cao niên trong làng kể lại như sau:

Ngày xưa, tại làng Đóng có một gia đình nhà quan, tên là Quan Đóng, thuộc thôn Dùng ngày nay. Chuyện kể lại rằng hai vợ chồng ông Quan Đóng sinh được duy nhất một cô con gái rất xinh đẹp đặt tên là Cầm Cung, vì là con một nên vợ chồng quan rất yêu chiều và thương con, không cho con đi đâu, chỉ ở nhà chuyên dệt vải. Bỗng một hôm trời mưa to gió lớn, nàng Cầm Cung đang dệt vải thì thoi rơi xuống đất, khi nàng Cầm Cung từ trên nhà sàn xuống nhặt thì có con gà trắng gần đó chạy đến công thoi đi, nàng đuổi theo để lấy lại thoi nhưng đuổi mãi vẫn không được, khi nàng dừng lại thì gà trắng cũng dừng lại và đặt thoi xuống, tuy rất mệt nhưng nàng thấy tiếc nên tiếp tục đuổi theo, thấy vậy gà trắng công thoi chạy đến Mó Đóng và làm rơi thoi xuống nước, nàng Cầm Cung cảm thấy vừa mệt vừa bực tức nên không xuống nhặt nữa, nàng xuống mó nước rửa chân để trở về nhà, bỗng nhiên nước từ hang sâu dâng lên cuồn cuộn, cuốn mất nàng theo dòng nước. Vợ chồng quan đi làm về tìm con khắp nơi mà không thấy, hai vợ chồng rất buồn phiền.

Một ngày nọ, hai vợ chồng ông quan thức dậy vào sáng sớm, bỗng thấy trong nhà có đồ lễ, nhìn xuống dưới sân thì thấy cá và ba ba ở đâu kéo đến chật kín cả gầm nhà sàn, nhìn lên xà nhà thì có nhiều rồng, rắn cuốn xung quanh các cột, xà nhà. Nhìn thấy cảnh tượng và lễ vật ông bà quan hiểu con gái mình đã được vua Thủy Tề rước về làm vợ. Để trả công ơn dưỡng dục, cứ đến mùa vụ vua Thủy Tề và nàng Cầm Cung lại sai lũ ba ba lên bò nát ruộng cho ông bà cày cấy.

Dù vậy, nhưng ngày ngày ông bà vẫn không nguôi nhớ con, hàng ngày ra Mó Đóng khấn vái, con gái liền hiện lên trước cửa hang, thả mái tóc dài ẩn hiện rồi biến mất. Ông bà đau buồn khóc ròng vì nhớ thương con. Một hôm nọ, ông bà lại ra mó khấn vái, chưa kịp thấy con gái hiện lên thì nước dâng lên cuồn cuộn rồi cuốn trôi cả ông bà Quan Đóng.

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, ở vị trí cũ của nhà ông quan đóng, có nhà ông Ậu Lý đến sinh sống, nhà ông Ậu khá đông con, nhưng người con gái thứ hai thường xuyên ốm đau, thuốc men lâu ngày không khỏi, có ông thầy bói phán vía cô hai nhà ông bị bên âm bắt, ông Ậu liền lập bàn thờ để cúng ngay ở Mó Đóng, khi lập bàn thờ cúng thì cô hai nhà ông Ậu khỏi bệnh, từ đó gia đình ông Ậu Lý luôn duy trì việc thờ cúng bàn thờ được lập tại Mó Đóng. Hàng năm đến mùa lụt lội nước dâng lên cao cuốn đàn cá trong Mó trôi đi xa, con nào khỏe mạnh khi nước rút sẽ quay trở về, con nào yếu thì chết dọc cánh đồng nơi dòng nước xiết chảy qua, thấy vậy nhưng không ai dám bắt về ăn, mỗi lần có cá chết ông Ậu đều sai người mang những con cá về bọc vào vải để đem đi chôn cất. Từ đó đàn cá ở Mó Đóng vẫn tồn tại đến ngày nay.

DSC_0091.JPG

Ông Xứng, người dân địa phương giới thiệu về đàn cá thần trước mặt.

Ban ngày, đàn cá từ theo dòng nước bơi ra đùa giỡn ở nơi suối Đóng, ban đêm, chúng lại bơi vào tổ trú ngụ. Ông Xứng (66 tuổi, người dân địa phương kể), suối cá Cẩm Liên đã tồn tại hàng trăm năm nay. Loài cá này được người dân Mường gọi là “cá phốc” có hình thù mình tựa cá trắm, căng tròn ở phần giữa thân, vẩy như vẩy cá chép, lưng hơi sẫm, môi có màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ.

Lê Ly

Từ khóa bài viết: