Dưới đây là những hình thức lừa đảo phổ biến mà trẻ em thường gặp khi tiếp xúc với không gian mạng, cùng với các biện pháp đề phòng tương ứng.1. Lừa đảo qua email
Một trong những hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay là thông qua email. Kẻ gian thường giả danh những tổ chức uy tín và gửi đi những thông báo yêu cầu người nhận cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng. Đôi khi, những email này được thiết kế tinh vi với hình thức và ngôn ngữ chính thống, khiến người nhận, đặc biệt là trẻ nhỏ không thể phân biệt được là thật hay giả.
Thủ đoạn lừa đảo qua email có thể dẫn đến việc làm lộ thông tin cá nhân quan trọng, từ tên đăng nhập và mật khẩu đến thông tin tài chính. Điều này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cả về vật chất và tinh thần của trẻ lẫn những người thân trong gia đình.
2. Lừa đảo qua điện thoại
Các cuộc gọi điện thoại giả danh cũng là một trong những hình thức lừa đảo trẻ em mà phụ huynh cần hết sức chú ý. Kẻ gian sẽ gọi qua số máy bàn trong gia đình hoặc gọi trực tiếp vào số điện thoại cá nhân của trẻ để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Chúng thường lợi dụng sự ngây thơ và non nớt của các bé để bịa đặt các thông tin sai lệch, nhấn mạnh về tính khẩn cấp, thuyết phục trẻ em cung cấp thông tin cá nhân. Một số kẻ thậm chí còn dụ dỗ trẻ em lấy trộm tiền, tài sản của ba mẹ để đưa cho chúng.
3. Lừa đảo qua mạng xã hội
Lừa đảo trẻ em qua mạng xã hội là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và đáng lo ngại. Đây là hình thức xâm hại trực tuyến mà những kẻ xấu sử dụng mạng xã hội để tiếp cận, lừa đảo và gây hại cho trẻ em. Chúng có thể tạo ra các tài khoản giả mạo hoặc trực tiếp sử dụng các tài khoản có thật để làm quen, từng bước lấy lòng tin của trẻ và lừa gạt trẻ để lấy được thông tin cá nhân.
Việc tiếp xúc với những tài khoản giả mạo trên mạng xã hội có thể khiến trẻ bị thao túng tâm lý, kích động tinh thần, gây ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của trẻ trong cuộc sống thường ngày
4. Lừa đảo qua website
Kẻ gian thường tạo ra các trang web giả mạo với mục đích thu thập thông tin cá nhân hoặc tài chính của trẻ em. Những trang web này thường được thiết kế rất giống với các trang web chính thống. Nếu không nhận biết được trang web giả mạo, trẻ có thể vô tình cung cấp các thông tin quan trọng, tạo điều kiện cho những kẻ lừa đạo thực hiện mưu đồ bất chính của mình.
Hiện nay, có rất nhiều lời mời chào hấp dẫn trên các trang website không chính thống dụ dỗ làm theo các cách thức kiếm tiền dễ dàng, nạp thẻ game miễn phí, nhận thưởng qua mạng,...Trẻ cần nâng cao các kỹ năng công nghệ như AI (Trí tuệ nhân tạo) để làm quen và hiểu rõ cách thức hoạt động của các ứng dụng công nghệ, trang mạng trong thời đại số. Ba mẹ có thể cho con tham khảoKhóa học lập trìnhmiễn phí tại MindX để tránh những rủi ro lừa đảo trên mạng ngày càng báo động hiện nay.
5. Lừa đảo qua ứng dụng
Các ứng dụng cũng có thể trở thành một nơi tiềm ẩn của các hành vi lừa đảo. Kẻ gian thường tạo ra các ứng dụng giả mạo hoặc trú ngụ trong các các ứng dụng sẵn có để tiếp cận trẻ em.
Việc trẻ truy cập vào các ứng dụng chơi game hoặc giải trí mà không có sự giám sát của phụ huynh có thể tạo cơ hội cho những kẻ có ý định xấu. Lợi dụng sự cả tin của trẻ em, những kẻ lừa đảo sẽ dụ dỗ, thuyết phục các em gửi hình ảnh hoặc video riêng tư, sau đó sử dụng nó để đe dọa và tống tiền.
6. Lừa đảo trên các sàn thương mại điện tử
Các sàn thương mại điện tử cung cấp một môi trường trực tuyến để giao dịch sản phẩm và dịch vụ, nhưng đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho kẻ xấu tiếp cận, lừa dối và gây hại cho người mua. Trẻ em ngày nay được sử dụng các thiết bị điện tử từ sớm nên cũng được tiếp xúc nhiều với các hoạt động mua hàng trực tuyến có thể gây ra những tác hại khôn lường.
Khi trẻ cố gắng mua hàng trực tuyến, những kẻ xấu có thể rao bán hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc hàng không đúng mô tả với mức giá thấp để thực hiện hành vi lừa đảo. Đồng thời, khi trẻ nhập các phần thông tin thanh toán mua hàng có thể vô tình làm lộ những dữ liệu quan trọng như tên, địa chỉ nhà, số điện thoại, tài khoản ngân hàng,...