Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
157979

FILE TUYÊN TRUYỀN COVID-19 NGÀY 03/10/2021

Ngày 04/10/2021 13:55:42

BẢN TIN NHANH COVID - 19

*****

- CDC Hà Nội: Cơ bản khoanh vùng được chuỗi lây bên trong BV Việt Đức

- Ngày 2-10, Thanh Hoá không ghi nhận ca mắc mới COVID-19

- Tạo điều kiện cho sinh viên vay vốn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19

CDC Hà Nội: Cơ bản khoanh vùng được chuỗi lây bên trong BV Việt Đức

Từ caCovid-19đầu tiên ghi nhận chiều 30/9, đến nay chùm ca bệnh liên quanBệnh viện Việt Đứcđã có 25 F0 được phát hiện tại Hà Nội. Ngoài ra, 4 tỉnh khác là Hải Dương, Hà Tĩnh, Nam Định, Hưng Yên cũng ghi nhận ca bệnh liên quan đến cơ sở y tế này.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức và quận Hoàn Kiếm bắt đầu lấy mẫu xét nghiệm đợt 2 cho khoảng 4.000 người, gồm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và người dân sống xung quanh khu vực.

Theo CDC Hà Nội, tải lượng virus ghi nhận ở các F0 ở nhiều cấp độ khác nhau, cho thấy dịch đã lưu hành tại bệnh viện trước đó một thời gian, qua nhiều chu kỳ lây nhiễm. Chùm ca bệnh này cũng được đánh giá phức tạp và khó xác định được nguồn lây. Cùng với đó, Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện tuyến Trung ương, không chỉ riêng Hà Nội, mà còn có người bệnh ở nhiều tỉnh thành đến cơ sở này để thăm khám, điều trị. Do đó, lượng người bệnh, người nhà bệnh nhân rất nhiều.

Tới thời điểm hiện tại, lãnh đạo CDC Hà Nội nhận định đã cơ bản khoanh vùng được chuỗi lây nhiễm bên trong bệnh viện. Các địa phương cũng đã nắm danh sách và kiểm soát những trường hợp đã xuất viện từ 15/9 đến nay.

Khẩn trương rà soát các trường hợp liên quan đến ổ dịch COVID-19 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Công văn số 70/UBND, ngày 2/10/2021)

Thông tin về ổ dịch tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan ra cộng đồng từ ổ dịch Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện yêu cầu các xã thị trấn khẩn trương rà soát, quản lý và theo dõi sức khỏe tất cả các trường hợp liên quan đến ổ dịch COVID-19 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trở về địa phương từ ngày 15-9-2021 đến nay. Đối với các trường hợp đã từng qua lại các phòng, khoa có bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 (hiện tại là tầng 7, tầng 8, tòa nhà D, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) thì xử trí như F1, cách ly tập trung 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm 3 lần vào ngày thứ 1, thứ 7, thứ 14; nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở hoặc có bất thường về sức khỏe thì xử trí như ca nghi ngờ nhiễm COVID-19; các trường hợp còn lại cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày rời khỏi bệnh viện và lấy mẫu xét nghiệm 3 lần vào ngày thứ 1, thứ 7, thứ 14. Đồng thời, lập danh sách tất cả những người đã tiếp xúc với các trường hợp liên quan đến ổ dịch COVID-19 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tư vấn, theo dõi sức khỏe.

Thông báo khẩn tìm người liên quan đến ca mắc COVID-19 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Cũng liên quan đến việc phát hiện bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Hà Nội), Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hoá phát đi thông báo khẩn, đề nghị những công dân Thanh Hóa đã đến bệnh viện này khám bệnh và điều trị từ ngày 15-9 đến ngày 1-10-2021 liên lạc ngay đơn vị y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Trước đó, trong ngày 30-9, Sở Y tế Hà Nội đã công bố 2 ca COVID-19 liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, gồm 1 người nhà chăm bệnh nhân tại Khoa Ung bướu, tầng 8, nhà D và 1 người bán cơm ở khu vực cổng bệnh viện.

Hiện tại, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã tạm thời phong tỏa tòa nhà D lấy mẫu toàn bộ người nhà, bệnh nhân, nhân viên y tế trong tòa nhà, khoảng 1.400 người. Cơ quan y tế đã lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ cán bộ y tế, nhân viên dịch vụ bệnh viện. Đã có 7 ca COVID-19 ở 4 tỉnh, thành liên quan Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

Ngày 2-10, Thanh Hoá không ghi nhận ca mắc mới COVID-19

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa, ngày 2-10-2021, trên địa bàn tỉnh không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.

Tính từ ngày 27-4-2021 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 505 ca mắc COVID-19 cộng dồn; 378 người điều trị khỏi ra viện; 5 ca tử vong; số bệnh nhân còn lại hiện đang điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 số1 tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 30-9-2021 đã xuất hiện ổ dịch tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), đến nay đã ghi nhận 28 ca dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến bệnh viện này.

Theo số liệu ban đầu, trên địa bàn Thanh Hoá từ ngày 15 đến 30-9-2021, có 294 người điều trị, khám bệnh tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, đề nghị những công dân trên, người chăm nuôi đi cùng và các trường hợp liên quan khác liên hệ ngay với đơn vị y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Các trường hợp không khai báo hoặc khai báo không trung thực sẽ trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Bộ Y tế: Không cần xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với lao động đã tiêm đủ liều vaccine qua 14 ngày

Bộ Y tế vừa có Văn bản hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, để tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất-kinh doanh tại các địa phương trong tình hình mới, Bộ Y tế Bộ Y tế lưu ý không thực hiện xét nghiệm đối với người đã tiêm đủ liều vaccine(liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng), hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc). Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên. Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo ngay cho trung tâm y tế cấp huyện nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng chân (trong khoảng 2 giờ sau khi kết thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2).

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 thì phải được hướng dẫn của trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh hoặc trung tâm y tế cấp huyện. Đồng thời, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế. Cơ sở sản xuất, kinh doanh tự chịu trách nhiệm về chất lượng test kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm.

Trung tâm y tế cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả xét nghiệm có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Đối với lái xe vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, thành phố, Bộ Y tế yêu cầu nếu di chuyển từ khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 sang khu vực liền kề đang áp dụng cấp độ nguy cơ dịch bệnh thấp hơn thì việc xét nghiệm phải do cơ sở y tế thực hiện.

Ngân sách Nhà nước chi 4.360 tỷ đồng hỗ trợ người lao động do COVID-19

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, đến hết ngày 27/9/2021, 62 địa phương đã chi từ Ngân sách Nhà nước tổng kinh phí 4.360 tỷ đồng để hỗ trợ cho gần 4,8 triệu đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Cụ thể, tổng số tiền thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng COVID-19 ước tính là 26.252 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước chi khoảng 2.150 tỷ đồng (bao gồm cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) và 7.456 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn qua Ngân hàng Chính sách xã hội, 16.646 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Với nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương tại Nghị quyết số 68/NQ-CP, Bộ Tài chính dự kiến ngân sách Trung ương sẽ chi khoảng 1.520 tỷ đồng từ nguồn ngân sách dự phòng của năm 2021.

Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 28/2021/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Quyết định quy địnhđối tượng được hỗ trợgồm:

1- Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội), không bao gồm các trường hợp sau:

a- Người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

b- Người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

2- Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người đã có quyết định hưởng lương hưu hằng tháng.

3- Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động tại thời điểm ngày 30/9/2021 nhưng chưa được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng đến ngày 30/9/2021 chưa có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng làm căn cứ để xác định mức hỗ trợ của người lao động là tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021.

Tạo điều kiện cho sinh viên vay vốn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19

(Cv2473/UBND, ngày 01/10/2021)

Thực hiện Công văn số 15142, ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên vay vốn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đồng chí, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Đức Hùng – Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện có ý kiến chỉ đạo Giao Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành, đơn vị có liên quan tạo điều kiện cho học sinh sinh viên thuộc đối tượng vay vốn theo Quyết định số 157, ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính Phủ được tiếp tục vay vốn để đóng học phí, mua sắm sách vở, phương tiện học tập,… Phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo trong việc cung cấp Giấy xác nhận (bản scan, ảnh chụp có dấu đỏ) làm căn cứ cho vay; phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện bình xét, xác nhận đối tượng và cho vay vốn đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy trình.

Người dân chỉ cần 1 ứng dụng công nghệ duy nhất cho phòng chống dịch

Trong thời gian tới, app PC-Covid quốc gia là ứng dụng thống nhất cho mục đích phòng, chống dịch COVID-19. Những chức năng của các ứng dụng đã ra đời trước đó sẽ được tích hợp trên app mới này. Nhiều ứng dụng còn lại có thể phục vụ cho mục đích khác.

Các chức năng khai báo y tế, hiển thị thông tin tiêm chủng, F0 khỏi bệnh của Sổ sức khỏe điện tử hay app Y tế HCM cũng được tích hợp vào app PC-Covid quốc gia. Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử vẫn được giữ lại, vì app này giống như một sổ y bạ điện tử của người dân. Chức năng của app không chỉ là phòng dịch COVID-19 mà còn hỗ trợ tiêm phòng, theo dõi nhiều bệnh khác. Trong khi đó PC-Covid quốc gia chỉ phục vụ phòng chống dịch.

Với những người dân không sử dụng điện thoại thông minh, có thể khai báo trực tiếp trên nền tảng website hoặc nhờ người khác đăng ký trên ứng dụng. Sau đó, người dùng in mã QR được cấp và mang theo khi di chuyển.

Đối với trường hợp không có mạng Internet, ứng dụng PC-Covid quốc gia có cơ chế lưu dữ liệu đệm, tải mã QR về để có thể sử dụng khi không có kết nối mạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Người dân kiềm chế, không di chuyển tự phát làm lây lan dịch bệnh

tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9,Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, sau khi Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, có hiện tượng nhiều người dân từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương di chuyển tự phát về quê. Do đó, Thủ tướng kêu gọi người dân nên kiềm chế, không di chuyển tự phát làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Nếu người dân thực sự có mong muốn về quê vì các lý do khác nhau thì các địa phương phối hợp tổ chức đón, đưa người dân về quê, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, đi lại thuận lợi, đảm bảo an toàn giao thông và tránh gây bức xúc cho người dân.

Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở; đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Củng cố, phát triển hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; sẵn sàng tăng cường y tế lưu động, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để dẫn đến quá tải hệ thống y tế và khủng hoảng y tế; hạn chế thấp nhất các ca tử vong. Đồng thời, quán triệt thực hiện hiệu quả nguyên tắc 5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của nhân dân. Kết hợp điều trị sức khỏe tâm lý, tinh thần song song với sức khỏe thể chất với bệnh nhân mắc COVID-19. Khẩn trương hoàn thiện và triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch để thích ứng an toàn với dịch bệnh; chủ động dự báo, hoàn thiện các kịch bản, phương án phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới. Việc thực hiện mở cửa phải có kế hoạch, chủ động, có lộ trình phù hợp, hiệu quả.

Ký duyệt

Phương Thảo

FILE TUYÊN TRUYỀN COVID-19 NGÀY 03/10/2021

Đăng lúc: 04/10/2021 13:55:42 (GMT+7)

BẢN TIN NHANH COVID - 19

*****

- CDC Hà Nội: Cơ bản khoanh vùng được chuỗi lây bên trong BV Việt Đức

- Ngày 2-10, Thanh Hoá không ghi nhận ca mắc mới COVID-19

- Tạo điều kiện cho sinh viên vay vốn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19

CDC Hà Nội: Cơ bản khoanh vùng được chuỗi lây bên trong BV Việt Đức

Từ caCovid-19đầu tiên ghi nhận chiều 30/9, đến nay chùm ca bệnh liên quanBệnh viện Việt Đứcđã có 25 F0 được phát hiện tại Hà Nội. Ngoài ra, 4 tỉnh khác là Hải Dương, Hà Tĩnh, Nam Định, Hưng Yên cũng ghi nhận ca bệnh liên quan đến cơ sở y tế này.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức và quận Hoàn Kiếm bắt đầu lấy mẫu xét nghiệm đợt 2 cho khoảng 4.000 người, gồm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và người dân sống xung quanh khu vực.

Theo CDC Hà Nội, tải lượng virus ghi nhận ở các F0 ở nhiều cấp độ khác nhau, cho thấy dịch đã lưu hành tại bệnh viện trước đó một thời gian, qua nhiều chu kỳ lây nhiễm. Chùm ca bệnh này cũng được đánh giá phức tạp và khó xác định được nguồn lây. Cùng với đó, Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện tuyến Trung ương, không chỉ riêng Hà Nội, mà còn có người bệnh ở nhiều tỉnh thành đến cơ sở này để thăm khám, điều trị. Do đó, lượng người bệnh, người nhà bệnh nhân rất nhiều.

Tới thời điểm hiện tại, lãnh đạo CDC Hà Nội nhận định đã cơ bản khoanh vùng được chuỗi lây nhiễm bên trong bệnh viện. Các địa phương cũng đã nắm danh sách và kiểm soát những trường hợp đã xuất viện từ 15/9 đến nay.

Khẩn trương rà soát các trường hợp liên quan đến ổ dịch COVID-19 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Công văn số 70/UBND, ngày 2/10/2021)

Thông tin về ổ dịch tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan ra cộng đồng từ ổ dịch Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện yêu cầu các xã thị trấn khẩn trương rà soát, quản lý và theo dõi sức khỏe tất cả các trường hợp liên quan đến ổ dịch COVID-19 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trở về địa phương từ ngày 15-9-2021 đến nay. Đối với các trường hợp đã từng qua lại các phòng, khoa có bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 (hiện tại là tầng 7, tầng 8, tòa nhà D, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) thì xử trí như F1, cách ly tập trung 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm 3 lần vào ngày thứ 1, thứ 7, thứ 14; nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở hoặc có bất thường về sức khỏe thì xử trí như ca nghi ngờ nhiễm COVID-19; các trường hợp còn lại cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày rời khỏi bệnh viện và lấy mẫu xét nghiệm 3 lần vào ngày thứ 1, thứ 7, thứ 14. Đồng thời, lập danh sách tất cả những người đã tiếp xúc với các trường hợp liên quan đến ổ dịch COVID-19 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tư vấn, theo dõi sức khỏe.

Thông báo khẩn tìm người liên quan đến ca mắc COVID-19 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Cũng liên quan đến việc phát hiện bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Hà Nội), Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hoá phát đi thông báo khẩn, đề nghị những công dân Thanh Hóa đã đến bệnh viện này khám bệnh và điều trị từ ngày 15-9 đến ngày 1-10-2021 liên lạc ngay đơn vị y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Trước đó, trong ngày 30-9, Sở Y tế Hà Nội đã công bố 2 ca COVID-19 liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, gồm 1 người nhà chăm bệnh nhân tại Khoa Ung bướu, tầng 8, nhà D và 1 người bán cơm ở khu vực cổng bệnh viện.

Hiện tại, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã tạm thời phong tỏa tòa nhà D lấy mẫu toàn bộ người nhà, bệnh nhân, nhân viên y tế trong tòa nhà, khoảng 1.400 người. Cơ quan y tế đã lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ cán bộ y tế, nhân viên dịch vụ bệnh viện. Đã có 7 ca COVID-19 ở 4 tỉnh, thành liên quan Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

Ngày 2-10, Thanh Hoá không ghi nhận ca mắc mới COVID-19

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa, ngày 2-10-2021, trên địa bàn tỉnh không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.

Tính từ ngày 27-4-2021 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 505 ca mắc COVID-19 cộng dồn; 378 người điều trị khỏi ra viện; 5 ca tử vong; số bệnh nhân còn lại hiện đang điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 số1 tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 30-9-2021 đã xuất hiện ổ dịch tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), đến nay đã ghi nhận 28 ca dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến bệnh viện này.

Theo số liệu ban đầu, trên địa bàn Thanh Hoá từ ngày 15 đến 30-9-2021, có 294 người điều trị, khám bệnh tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, đề nghị những công dân trên, người chăm nuôi đi cùng và các trường hợp liên quan khác liên hệ ngay với đơn vị y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Các trường hợp không khai báo hoặc khai báo không trung thực sẽ trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Bộ Y tế: Không cần xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với lao động đã tiêm đủ liều vaccine qua 14 ngày

Bộ Y tế vừa có Văn bản hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, để tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất-kinh doanh tại các địa phương trong tình hình mới, Bộ Y tế Bộ Y tế lưu ý không thực hiện xét nghiệm đối với người đã tiêm đủ liều vaccine(liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng), hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc). Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên. Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo ngay cho trung tâm y tế cấp huyện nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng chân (trong khoảng 2 giờ sau khi kết thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2).

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 thì phải được hướng dẫn của trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh hoặc trung tâm y tế cấp huyện. Đồng thời, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế. Cơ sở sản xuất, kinh doanh tự chịu trách nhiệm về chất lượng test kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm.

Trung tâm y tế cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả xét nghiệm có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Đối với lái xe vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, thành phố, Bộ Y tế yêu cầu nếu di chuyển từ khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 sang khu vực liền kề đang áp dụng cấp độ nguy cơ dịch bệnh thấp hơn thì việc xét nghiệm phải do cơ sở y tế thực hiện.

Ngân sách Nhà nước chi 4.360 tỷ đồng hỗ trợ người lao động do COVID-19

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, đến hết ngày 27/9/2021, 62 địa phương đã chi từ Ngân sách Nhà nước tổng kinh phí 4.360 tỷ đồng để hỗ trợ cho gần 4,8 triệu đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Cụ thể, tổng số tiền thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng COVID-19 ước tính là 26.252 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước chi khoảng 2.150 tỷ đồng (bao gồm cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) và 7.456 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn qua Ngân hàng Chính sách xã hội, 16.646 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Với nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương tại Nghị quyết số 68/NQ-CP, Bộ Tài chính dự kiến ngân sách Trung ương sẽ chi khoảng 1.520 tỷ đồng từ nguồn ngân sách dự phòng của năm 2021.

Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 28/2021/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Quyết định quy địnhđối tượng được hỗ trợgồm:

1- Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội), không bao gồm các trường hợp sau:

a- Người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

b- Người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

2- Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người đã có quyết định hưởng lương hưu hằng tháng.

3- Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động tại thời điểm ngày 30/9/2021 nhưng chưa được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng đến ngày 30/9/2021 chưa có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng làm căn cứ để xác định mức hỗ trợ của người lao động là tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021.

Tạo điều kiện cho sinh viên vay vốn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19

(Cv2473/UBND, ngày 01/10/2021)

Thực hiện Công văn số 15142, ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên vay vốn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đồng chí, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Đức Hùng – Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện có ý kiến chỉ đạo Giao Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành, đơn vị có liên quan tạo điều kiện cho học sinh sinh viên thuộc đối tượng vay vốn theo Quyết định số 157, ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính Phủ được tiếp tục vay vốn để đóng học phí, mua sắm sách vở, phương tiện học tập,… Phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo trong việc cung cấp Giấy xác nhận (bản scan, ảnh chụp có dấu đỏ) làm căn cứ cho vay; phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện bình xét, xác nhận đối tượng và cho vay vốn đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy trình.

Người dân chỉ cần 1 ứng dụng công nghệ duy nhất cho phòng chống dịch

Trong thời gian tới, app PC-Covid quốc gia là ứng dụng thống nhất cho mục đích phòng, chống dịch COVID-19. Những chức năng của các ứng dụng đã ra đời trước đó sẽ được tích hợp trên app mới này. Nhiều ứng dụng còn lại có thể phục vụ cho mục đích khác.

Các chức năng khai báo y tế, hiển thị thông tin tiêm chủng, F0 khỏi bệnh của Sổ sức khỏe điện tử hay app Y tế HCM cũng được tích hợp vào app PC-Covid quốc gia. Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử vẫn được giữ lại, vì app này giống như một sổ y bạ điện tử của người dân. Chức năng của app không chỉ là phòng dịch COVID-19 mà còn hỗ trợ tiêm phòng, theo dõi nhiều bệnh khác. Trong khi đó PC-Covid quốc gia chỉ phục vụ phòng chống dịch.

Với những người dân không sử dụng điện thoại thông minh, có thể khai báo trực tiếp trên nền tảng website hoặc nhờ người khác đăng ký trên ứng dụng. Sau đó, người dùng in mã QR được cấp và mang theo khi di chuyển.

Đối với trường hợp không có mạng Internet, ứng dụng PC-Covid quốc gia có cơ chế lưu dữ liệu đệm, tải mã QR về để có thể sử dụng khi không có kết nối mạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Người dân kiềm chế, không di chuyển tự phát làm lây lan dịch bệnh

tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9,Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, sau khi Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, có hiện tượng nhiều người dân từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương di chuyển tự phát về quê. Do đó, Thủ tướng kêu gọi người dân nên kiềm chế, không di chuyển tự phát làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Nếu người dân thực sự có mong muốn về quê vì các lý do khác nhau thì các địa phương phối hợp tổ chức đón, đưa người dân về quê, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, đi lại thuận lợi, đảm bảo an toàn giao thông và tránh gây bức xúc cho người dân.

Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở; đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Củng cố, phát triển hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; sẵn sàng tăng cường y tế lưu động, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để dẫn đến quá tải hệ thống y tế và khủng hoảng y tế; hạn chế thấp nhất các ca tử vong. Đồng thời, quán triệt thực hiện hiệu quả nguyên tắc 5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của nhân dân. Kết hợp điều trị sức khỏe tâm lý, tinh thần song song với sức khỏe thể chất với bệnh nhân mắc COVID-19. Khẩn trương hoàn thiện và triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch để thích ứng an toàn với dịch bệnh; chủ động dự báo, hoàn thiện các kịch bản, phương án phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới. Việc thực hiện mở cửa phải có kế hoạch, chủ động, có lộ trình phù hợp, hiệu quả.

Ký duyệt

Phương Thảo