Những thách thức trong việc phát triển chính quyền số
Những thách thức trong việc phát triển chính quyền số
Những thách thức trong việc phát triển chính quyền số
Chính quyền sốvẫn là chặng đường dài cần được thực thi giữa các tỉnh thành phố. Quá trình này sẽ gặp nhiều thách thức và khó khăn trong quá trình phát triển.
Thứ nhất,thách thức đầu tiên trong việc phát triển chính quyền số là sự đồng bộ giữa các địa phương trên cả nước. Dễ dàng nhận thấy kết quả xây dựng chính quyền số chưa đồng đều giữa các thành phố TTTW nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung. Trong khi Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh luôn ở vị trí dẫn đầu cả nước, thì các địa phương còn lại tỏ ra chậm chân hơn,còn xếp thứ hạng thấp. Điều này ảnh hưởng bởi nhiều yếu tổ cả chủ quan và khách quang. Vậy nên ở những tỉnh thành khác, quá trình xây dựng CQS sẽ gặp nhiều thử thách, cần quyết tâm và nỗ lực triển khai để thu hẹp khoảng cách với các thành phố đi đầu.
Nhiều tỉnh thành gặpkhó khăn trong việc xây dựng chính quyền số, tỷ lệ hồ sơ thực hiện theo hình thức trực tuyến còn khá thấp. Cùng với đó, hạ tầng số còn chưa đạt yêu cầu, dữ liệu số còn ít, dịch vụ công trực tuyến chưa được người dân sử dụng nhiều, thương mại điện tử còn chưa phổ biến... Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước còn hạn chế.
Thứ hai, việc hoàn thiện môi trường pháp lý phục vụ cho quá trình xây dựng CQS ở các địa phương hiện nay vẫn rất chậm, chưa theo kịp nhu cầu xã hội phát sinh. Cụ thể như thiếu hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế chia sẻ; chia sẻ, mở dữ liệu của cơ quan nhà nước, của doanh nghiệp; bảo vệ dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư; vấn đề quyền, đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo,... Điều này gây cản trở rất lớn cho quá trình xây dựng CQS ở các địa phương.
Công tác tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Người dân, doanh nghiệp vẫn còn tâm lý e ngại, chưa tin tưởng việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Đây là khó khăn chung của các thành phố TTTW, nếu không được tháo gỡ kịp thời sẽ thành lực cản của chính quyền số.
Thứ ba, hạ tầng cần thiết cho việc xây dựng CQS ở các thành phố còn nhiều bất cập, gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm hạ tầng kết nối internet tốc độ cao, bảo đảm an toàn an ninh thông tin. Vấn đề bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng hiện vẫn là một thách thức lớn mà các thành phố phải đối mặt. Việc kết nối, chia sẻ, mở các cơ sở dữ liệu của cả khu vực công và tư rất hạn chế, làm lãng phí nguồn lực, cản trở triển khai ứng dụng và phát triển CQS.
Cuối cùng, trình độ nhân lực phục vụ cho xây dựng CQS còn nhiều hạn chế. Theo Sở Nội vụ Hà Nội, hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc mà có sự chuyển biến mạnh về tư duy, phong cách làm việc,… Song, chất lượng nhân lực vẫn chưa đồng đều, chưa thực sự thành thạo các kỹ năng sử dụng phần mềm, việc duy trì cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu chưa thường xuyên, liên tục. Không riêng Hà Nội, các thành phố TTTW đang gặp nhiều khó khăn trong xây dựng CQS, khi “Trình độ, năng lực đội ngũ đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức ở một số lĩnh vực chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”.
6. Giải pháp thúc đẩy chính quyền số
Giải pháp thúc đẩy chính quyền số, khắc phục những tồn tại, hạn chế có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, từ hạ tầng kỹ thuật số, nguồn nhân lực, đến chính sách và quy định pháp lý. Dưới đây là một số giải pháp chủ chốt:
Thứ nhất, chuyển đổi nhận thức: Cấp ủy các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để thống nhất từ nhận thức đến hành động.
Cần đầu tư vào các chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghệ cho đội ngũ công chức, giúp họ nắm vững các công cụ và quy trình kỹ thuật số. Cung cấp các chương trình truyền thông và giáo dục cho người dân để họ hiểu và sử dụng được các dịch vụ chính phủ số.
Thứ hai, phát triển hạ tầng số, nền tảng số: Tập trung phát triển hạ tầng số, nền tảng số trên cơ sở kế thừa, phát triển từ các nền tảng hạ tầng sẵn có. Đảm bảo kết nối internet ổn định và nhanh chóng trên toàn quốc, kể cả ở các vùng nông thôn, giúp mọi người dân có thể truy cập các dịch vụ số.
Xác định rõ mục tiêu, ưu tiên bố trí nguồn lực để tập trung thực hiện đồng bộ nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin trọng yếu như: hạ tầng băng thông rộng, hạ tầng Internet vạn vật (IoT); hạ tầng điện toán đám mây…
Thứ ba, xây dựng, phát triển dữ liệu số: Áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics),
Thứ tư, phát triển ứng dụng số hóa: Xây dựng Hệ thống phân tích dữ liệu và mô phỏng về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các hoạt động của đô thị, kết hợp trình diễn hiển thị (Dashboard) bằng biểu đồ, sơ đồ để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu của cơ quan thành phố.
Phát triển và khai thác tốt Trung tâm giám sát điều hành thành phố thông minh (Intelligent Operation Center - IOC) để thực hiện quản lý, điều hành tập trung, đa nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đô thị. Nâng cấp, hoàn thiện các Trung tâm điều hành (OC) chuyên ngành như giao thông, an ninh, phòng cháy chữa cháy, môi trường, điện chiếu sáng, điện lực, cấp nước, phòng chống thiên tai... và hình thành các OC quận huyện; kết nối, tích hợp về Trung tâm IOC 74 thành phố. Triển khai ứng dụng giám sát cho Hội đồng, đại biểu HĐND phục vụ giám sát trong mô hình chính quyền đô thị.
Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực số: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng, sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Chủ động liên kết với các trường, trung tâm nghiên cứu và các đối tác trong và ngoài nước để đẩy mạnh hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số.
- Vhxh chia sẻ -
Tin cùng chuyên mục
-
Những thông tin sinh trắc học bắt buộc người dân phải thu thập khi thu nhận căn cước.
03/12/2024 00:00:00 -
Lợi ích chính quyền số mang lại
03/12/2024 00:00:00 -
Lợi ích của việc thu thập sinh trắc mống mắt khi làm thủ tục cấp căn cước
02/12/2024 00:00:00 -
Lấy sinh trắc mống mắt có an toàn không
02/12/2024 00:00:00
Những thách thức trong việc phát triển chính quyền số
Những thách thức trong việc phát triển chính quyền số
Những thách thức trong việc phát triển chính quyền số
Chính quyền sốvẫn là chặng đường dài cần được thực thi giữa các tỉnh thành phố. Quá trình này sẽ gặp nhiều thách thức và khó khăn trong quá trình phát triển.
Thứ nhất,thách thức đầu tiên trong việc phát triển chính quyền số là sự đồng bộ giữa các địa phương trên cả nước. Dễ dàng nhận thấy kết quả xây dựng chính quyền số chưa đồng đều giữa các thành phố TTTW nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung. Trong khi Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh luôn ở vị trí dẫn đầu cả nước, thì các địa phương còn lại tỏ ra chậm chân hơn,còn xếp thứ hạng thấp. Điều này ảnh hưởng bởi nhiều yếu tổ cả chủ quan và khách quang. Vậy nên ở những tỉnh thành khác, quá trình xây dựng CQS sẽ gặp nhiều thử thách, cần quyết tâm và nỗ lực triển khai để thu hẹp khoảng cách với các thành phố đi đầu.
Nhiều tỉnh thành gặpkhó khăn trong việc xây dựng chính quyền số, tỷ lệ hồ sơ thực hiện theo hình thức trực tuyến còn khá thấp. Cùng với đó, hạ tầng số còn chưa đạt yêu cầu, dữ liệu số còn ít, dịch vụ công trực tuyến chưa được người dân sử dụng nhiều, thương mại điện tử còn chưa phổ biến... Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước còn hạn chế.
Thứ hai, việc hoàn thiện môi trường pháp lý phục vụ cho quá trình xây dựng CQS ở các địa phương hiện nay vẫn rất chậm, chưa theo kịp nhu cầu xã hội phát sinh. Cụ thể như thiếu hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế chia sẻ; chia sẻ, mở dữ liệu của cơ quan nhà nước, của doanh nghiệp; bảo vệ dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư; vấn đề quyền, đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo,... Điều này gây cản trở rất lớn cho quá trình xây dựng CQS ở các địa phương.
Công tác tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Người dân, doanh nghiệp vẫn còn tâm lý e ngại, chưa tin tưởng việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Đây là khó khăn chung của các thành phố TTTW, nếu không được tháo gỡ kịp thời sẽ thành lực cản của chính quyền số.
Thứ ba, hạ tầng cần thiết cho việc xây dựng CQS ở các thành phố còn nhiều bất cập, gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm hạ tầng kết nối internet tốc độ cao, bảo đảm an toàn an ninh thông tin. Vấn đề bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng hiện vẫn là một thách thức lớn mà các thành phố phải đối mặt. Việc kết nối, chia sẻ, mở các cơ sở dữ liệu của cả khu vực công và tư rất hạn chế, làm lãng phí nguồn lực, cản trở triển khai ứng dụng và phát triển CQS.
Cuối cùng, trình độ nhân lực phục vụ cho xây dựng CQS còn nhiều hạn chế. Theo Sở Nội vụ Hà Nội, hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc mà có sự chuyển biến mạnh về tư duy, phong cách làm việc,… Song, chất lượng nhân lực vẫn chưa đồng đều, chưa thực sự thành thạo các kỹ năng sử dụng phần mềm, việc duy trì cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu chưa thường xuyên, liên tục. Không riêng Hà Nội, các thành phố TTTW đang gặp nhiều khó khăn trong xây dựng CQS, khi “Trình độ, năng lực đội ngũ đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức ở một số lĩnh vực chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”.
6. Giải pháp thúc đẩy chính quyền số
Giải pháp thúc đẩy chính quyền số, khắc phục những tồn tại, hạn chế có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, từ hạ tầng kỹ thuật số, nguồn nhân lực, đến chính sách và quy định pháp lý. Dưới đây là một số giải pháp chủ chốt:
Thứ nhất, chuyển đổi nhận thức: Cấp ủy các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để thống nhất từ nhận thức đến hành động.
Cần đầu tư vào các chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghệ cho đội ngũ công chức, giúp họ nắm vững các công cụ và quy trình kỹ thuật số. Cung cấp các chương trình truyền thông và giáo dục cho người dân để họ hiểu và sử dụng được các dịch vụ chính phủ số.
Thứ hai, phát triển hạ tầng số, nền tảng số: Tập trung phát triển hạ tầng số, nền tảng số trên cơ sở kế thừa, phát triển từ các nền tảng hạ tầng sẵn có. Đảm bảo kết nối internet ổn định và nhanh chóng trên toàn quốc, kể cả ở các vùng nông thôn, giúp mọi người dân có thể truy cập các dịch vụ số.
Xác định rõ mục tiêu, ưu tiên bố trí nguồn lực để tập trung thực hiện đồng bộ nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin trọng yếu như: hạ tầng băng thông rộng, hạ tầng Internet vạn vật (IoT); hạ tầng điện toán đám mây…
Thứ ba, xây dựng, phát triển dữ liệu số: Áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics),
Thứ tư, phát triển ứng dụng số hóa: Xây dựng Hệ thống phân tích dữ liệu và mô phỏng về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các hoạt động của đô thị, kết hợp trình diễn hiển thị (Dashboard) bằng biểu đồ, sơ đồ để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu của cơ quan thành phố.
Phát triển và khai thác tốt Trung tâm giám sát điều hành thành phố thông minh (Intelligent Operation Center - IOC) để thực hiện quản lý, điều hành tập trung, đa nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đô thị. Nâng cấp, hoàn thiện các Trung tâm điều hành (OC) chuyên ngành như giao thông, an ninh, phòng cháy chữa cháy, môi trường, điện chiếu sáng, điện lực, cấp nước, phòng chống thiên tai... và hình thành các OC quận huyện; kết nối, tích hợp về Trung tâm IOC 74 thành phố. Triển khai ứng dụng giám sát cho Hội đồng, đại biểu HĐND phục vụ giám sát trong mô hình chính quyền đô thị.
Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực số: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng, sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Chủ động liên kết với các trường, trung tâm nghiên cứu và các đối tác trong và ngoài nước để đẩy mạnh hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số.
- Vhxh chia sẻ -